1. CA 19-9 là một Oligosaccharide có trong biểu mô dạ dày, ruột non, ruột già, gan và tụy của thai nhi. Ở người lớn CA 19-9 chỉ có một lượng nhỏ trong một số cơ quan như: Tụy, gan, bàng quang và phổi.
CA 19-9 là marker đầu tiên của ung thư tụy. CA 19-9 cũng là marker hữu ích trong chẩn đoán ung thư đường mật, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày và ung thư gan. CA 19-9 cũng tăng trong một số bệnh lý đường tiêu hoá lành tính như: viêm gan, xơ gan, viêm tụy..
Độ nhạy của CA 19-9 trong chẩn đoán phân biệt và theo dõi người bệnh ung thư tụy từ 70-87 UI/ml, không có mối liên quan giữa kích thước khối u với nồng độ CA 19-9. Tuy nhiên, nồng độ CA 19-9 huyết tương ở mức ≥ 1000 UI/ml thường có di căn xa.
Độ đặc hiệu của CA 19-9 trong chẩn đoán ung thư đường mật trong gan từ 50 - 75%. Thời gian bán hủy của CA 19-9: 0,5 ngày - 4,5 ngày thông số này có liên quan đến sự tồn tại của nồng độ CA19-9 trong máu. Chỉ cần lấy 2,5 ml máu tĩnh mạch xét nghiệm CA19-9
2.Xét nghiệm này được chỉ định trong các trường hợp sau đâu đây:
(1) Bệnh nhân nghi ngờ mắc ung thư tụy
Khi có các biểu hiện lâm sàng: cơ thể suy nhược, ăn không ngon, chán ăn, mệt mỏi kéo dài, cổ trướng ,vàng da, nước tiểu sẫm màu, phân trắng, bạc màu, sốt liên tục không rõ nguyên nhân, đau co thắt vùng ổ bụng thường xuyên, liên tục,... bệnh nhân nên làm xét nghiệm CA 19-9 để phát hiện sớm ung thư tụy và điều trị kịp thời.
(2) Theo dõi và điều trị ung thư tụy
Xét nghiệm này được thực hiện thường xuyên, kiểm tra chỉ số CA 19-9 có trong huyết tương, mức độ giảm của CA 19-9 sau phẫu thuật thể hiện đáp ứng điều trị và tỉ lệ thuận với thời gian sống của bệnh nhân và ngược lại. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp, kịp thời.
(3) Theo dõi tái phát ung thư
Sau khi điều trị (cắt bỏ tụy, hóa trị liệu) cần làm các xét nghiệm này để xác định chỉ số CA 19-9 có trong huyết tương, xác định tái phát ung thư, mức độ khả quan sau điều trị của bệnh nhân. Sau điều trị nếu có hiệu quả nồng độ CA 19-9 thường giản rõ rệt. Khảo sát cho thấy đối với chỉ số CA 19-9 ở mức dưới 37 UI/ml thì thời gian sống trung bình của bệnh nhân từ 32 - 36 tháng, cao hơn 37 UI/ml thời gian sống của bệnh nhân chỉ còn từ 12 - 15 tháng.
Chỉ số CA 19-9 sau điều trị của bệnh nhân trở về giá trị an toàn hoặc giảm từ 20% đến 50%, có liên quan đến thời gian sống kéo dài hơn so với khi CA 19-9 không trở về bình thường hoặc tăng lên.
3. Chỉ số CA 19-9 ở các giai đoạn ung thư tụy thay đổi thế nào?
Chỉ số CA 19-9 ở người bình thường dao động ở mức < 37 UI/ml trị số này thay đổi theo từng phương pháp định lượng và giới hạn tham chiếu [ nguồn Abbotte].
3.1. Ung thư tụy giai đoạn sớm
Chỉ số CA 19-9 trong huyết tương có thể ở mức bình thường hoặc vượt ngưỡng 37 UI/ml, ung thư ở giai đoạn đầu, mới xuất hiện, nằm trong tuyến tụy. Có khả năng điều trị thành công cao, nếu phát hiện kịp thời.
3.2. Ung thư tụy ở những giai đoạn tiến triển
Nồng độ CA 19-9 trong huyết tương lớn hơn 37 UI/ml, tùy theo mức độ lan rộng, ung thư ở giai đoạn tiến triển, vùng ung thư lan rộng ra các mô quanh tụy, các hạch bạch huyết, các mạch máu lớn gần tụy, Ung thư xâm lấn toàn bộ tụy nồng độ CA19-9 tăng cao thậm trí đến hàng 1000 UI/ml.
3.3. Ung thư tụy ở giai đoạn di căn
Nồng độ CA 19-9 trong huyết tương càng cao có tương quan với giai đoạn bệnh, khi xét nghiệm CA19-9 ≥ 1200 UI/ml, ung thư đã lan ra các bộ phận khác của cơ thể, hình thành các khối di căn. Không còn khả năng điều trị ung thư bằng phương pháp cách cắt bỏ tụy.
4. Phân tích về kết quả nồng độ CA 19-9 huyết thanh, huyết tương
Xét nghiệm CA19-9 được định lượng theo phương pháp miễn dịch: hóa phát quang, hóa phát quang vi hạt, điện hóa phát quang,..Khi kết quả thay đổi nồng độ CA19-9 người ta thấy:
CA19-9 tăng do các nguyên nhân do ung thư:
- Ung thư tụy: 80%. Ung thư đường mật (hepatobiliary cancer): 22 – 51%.
- Ung thư dạ dày: 42%. Ung thư đại trực tràng: 20% và kết hợp với tiên lượng rất xấu.
- Ung thư túi mật.
Các nguyên nhân không phải là ung thư: Viêm túi mật, Sỏi ống mật chủ, Xơ gan, Xơ hóa thành nang (cystic fibrosis), Viêm gan, Viêm tụy….
Nồng độ CA 19-9 giảm : Điều trị có hiệu quả ung thư nguyên phát (Vd: ung thư tụy) hoặc cắt bỏ được khối u hoàn toàn.
5. Các yếu tố góp phần làm thay đối kết quả xét nghiệm CA 19-9 và các cảnh báo trên lâm sàng
Nồng độ CA 19-9 huyết thanh tăng lên ở bệnh nhân có tình trạng vàng da, tắc mật. Các đối tượng có kháng nguyên nhóm máu Lee A-B sẽ không tổng hợp được CA 19-9 (5 – 10% dân số). Ở những bệnh nhân có nồng độ Bilirubin, Triglyceride máu cao cũng làm ảnh hưởng đến xét nghiệm CA19-9
Nồng độ CA 19-9 trong mẫu bệnh phẩm khi được định lượng bằng các thuốc thử của các hãng khác nhau có thể thay đổi do các khác biệt phương pháp xét nghiệm, độ đặc hiệu của thuốc thử. Vì vậy, trong quá trình theo dõi một bệnh nhân, phải áp dụng cùng một phương pháp và kỹ thuật xét nghiệm, và tiến hành làm các xét nghiệm bổ sung theo dõi theo chiều dọc để khẳng định giá trị nền của từng bệnh nhân cụ thể.
Thao tác xét nghiệm làm bệnh phẩm lẫn nước bọt, hoặc 1 số kháng thể dị ái làm tăng nồng CA 19-9 độ bất thường (xử trí: lấy mẫu phân tích theo 1 phương pháp khác để loại trừ). Bệnh nhân sử dụng thực phẩm chức năng các loại thuốc bổ dưỡng là các protein đặc biệt.. cũng có thể làm tăng bất thường CA19-9. Cần dừng thuốc sau đó xét nghiệm lại
Một số hình ảnh máy móc trang thiết bị hiện đại của Khoa Sinh hóa